Hiểu đúng về ráy tai và cách chăm sóc tai chuẩn nhất

Hiểu đúng về ráy tai và cách chăm sóc tai chuẩn nhất

12/05/2023

Hiểu đúng về ráy tai và cách chăm sóc tai chuẩn nhất

Hiện nay chúng ta vẫn thường sử dụng tăm bông để lấy ráy tai. Tuy nhiên nhiều bạn còn chưa thật sự hiểu rõ ráy tai là gì, khi nào cần lấy ráy tai và vệ sinh tai như thế nào là đúng cách nhất. Vì vậy hãy cùng tham khảo những thông tin cực hữu ích trong bài viết này để hiểu rõ hơn và biết cách chăm sóc, vệ sinh tai chuẩn nhất bạn nhé!

Ráy tai là gì và những điều nên biết

Ráy tai có tên khoa học là cerumen, được tiết ra và lưu lại trên da ống tai ngoài. Nó được tạo ra từ các chất nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và mồ hôi trong ống tai. Sau đó, dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai được đẩy ra ống tai ngoài. Ráy tai sẽ tự khô, bong tróc ở tai ngoài. Quy trình này sẽ tiếp diễn liên tục bên trong ống tai, lớp ráy tai này sẽ thay thế lớp ráy tai kia.

Ráy tai được tạo ra từ các chất nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và mồ hôi trong ống tai

Do được ống tai đẩy ra ngoài chắn ở cửa lỗ tai nên ráy tai có tác dụng là tạo lá chắn ngăn không cho vi khuẩn, côn trùng, bụi bẩn,... xâm nhập vào ống tai. Từ đó, bảo vệ đôi tai khỏi vi khuẩn, bào tử nấm. Đồng thời, ráy tai còn giúp sóng âm được truyền tải dễ dàng hơn.

Ráy tai có thể khô hoặc ướt. Tính chất này phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa, chế độ ăn, môi trường sống, lứa tuổi, hoạt động của tuyến ráy tai, gen di truyền,... Bên cạnh đó, ở một số người ráy tai đóng thành vảy. Đây không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào mà chỉ là biểu hiện về tình trạng lão hóa của cơ thể, thường gặp ở người lớn tuổi. Đó đều là những biểu hiện bình thường của ráy tai.

Khi nào nên lấy ráy tai?

Trên thực tế, ráy tai không phải là không có tác dụng. Việc thiếu hoặc quá ít ráy tai có thể khiến bạn bị ngứa, khô tai hoặc giảm các khả năng năng chặn vi khuẩn, các dị vật có thể rơi vào tai.

Theo các chuyên gia, ráy tai có thể được “tự loại bỏ” ra khỏi ống tai bằng việc rơi ra ngoài (khi quá nhiều) hoặc thông qua các cử động của hàm (nhai, nói chuyện), tắm rửa,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động lấy ráy tai, hoặc hãy lấy ráy tai khi gặp phải các tình trạng sau:

  • Cảm giác ù tai, hoặc xuất hiện tiếng ồn, rung trong tai.

  • Tai chảy mủ, ngứa hoặc có mùi lạ.

  • Đau tai, nghe âm thanh không rõ.

Ngoài ra, việc vệ sinh tai thường xuyên cũng giúp làm sạch tai và ngăn ngừa tình trạng ráy tai tích tụ nhiều, giúp bạn tránh gặp phải các tình trạng kể trên.

Bạn có thể chủ động lấy ráy tai nhưng không nên quá thường xuyên

Lấy ráy tai với tăm bông đúng cách

Do đặc tính sau khi tích tụ, ráy tai sẽ tự chui ra khỏi tai. Tuy nhiên chúng ta lại thường sử dụng các dụng cụ lấy ráy trước đó bởi tính thẩm mỹ cũng như cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Và việc này đôi khi xảy ra tình trạng tích tụ ráy tai. Nguyên nhân có thể là do sử dụng tăm bông sai cách, do cơ thể tạo ra ráy tai nhiều bất thường, ráy tai dính hoặc cứng hơn và không tự bong ra được.

SAPON khuyên bạn khi lấy ráy tai không nên nhấn vào quá sâu mà chỉ làm sạch lượng nước và các chất bẩn bám bên ngoài lỗ tai. Nếu ráy tai quá đặc, hãy thấm nước muối sinh lý hoặc oxy già vào tăm bông và nhẹ nhàng lấy ra dần dần. Không nên lấy ráy tai khi bạn đang bị viêm tai giữa.

Chỉ làm sạch lượng nước và các chất bẩn bám bên ngoài lỗ tai

Lưu ý: Sử dụng các sản phẩm tăm bông tiệt trùng từ thiên nhiên để tránh các bệnh viêm tai.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ biết cách sử dụng bông ráy tai cũng như làm sạch giúp đôi tai khỏe mạnh hơn cùng tăm bông tiệt trùng kháng khuẩn của SAPON GROUP nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ VỚI SAPON GROUP: